Nguồn rác thải nhựa và một số biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại bệnh viện

Chủ nhật - 17/03/2024 05:27
Nguồn rác thải nhựa và một số biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại bệnh viện

Việt Nam là 1 một trong 5 quốc gia xả chất thải nhựa nhiều nhất thế giới, với khoảng 1,8 triệu tấn ra môi trường mỗi năm. Thói quen sử dụng đồ nhựa đã ảnh hưởng tới môi trường, đe dọa môi trường sống của động thực vật và đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 161/LĐCP ngày 25/4/2019, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-BYT ngày 29/7/2019 về giảm thiểu chất thải nhựa trong cơ sở y tế. Bệnh viện là nơi phát sinh nhiều rác thải nhựa và cần thực hiện ngay các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa.

Rác thải nhựa trong Bệnh viện phát sinh từ đâu?

Trong bệnh viện, chất thải nhựa được phát sinh từ các nguồn sau:

- Do đặc thù trong bệnh viện, việc lưu trú, sinh hoạt của nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân làm phát sinh lượng chất thải nhựa dùng một lần trong sinh hoạt rất lớn.

- Rác thải nhựa phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như bao bì, dụng cụ bao gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, vật liệu, đồ dùng trong y tế. Do tính tiện lợi của các sản phẩm nhựa dùng 1 lần như bơm kim tiêm dùng 1 lần, dụng cụ thiết bị dùng 1 lần trong phẫu thuật, xét nghiệm như găng tay vô trùng, chai, lọ, ống đựng bệnh phẩm.., đã góp phần loại trừ, giảm thiểu nhiều nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo các hoạt động chuyên môn y tế được thực hiện đúng theo quy định, đặc biệt những công việc đòi hỏi nghiêm ngặt về vô trùng, an toàn, an ninh sinh học. Điều đó đồng nghĩa với việc chủng loại chất thải nhựa trong bệnh viện là đa dạng và phát sinh với khối lượng lớn.
 

Một số biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa tại bệnh viện:

- Bệnh viện cần đưa tiêu chí giảm thiểu chất thải nhựa vào nội quy, quy chế hoạt động nội bộ của đơn vị; thực hiện nghiêm các chính sách giảm thiểu chất thải nhựa theo quy định tại các văn bản liên quan đến quản lý chất thải, quản lý chất thải y tế.

- Thực hiện phân loại triệt để chất thải nhựa, ni lông khó phân hủy để thu gom, tái chế đúng quy định.

- Tăng cường sử dụng thuốc bằng đường uống; ưu tiên sử dụng các vật dụng, vật tư, thiết bị y tế, bao bì, dụng cụ đóng gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất chất làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng trong quá trình khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh.

- Hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần như chai nước uống, ống hút, cốc, bát, đĩa...  cho mục đích ăn uống trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của bệnh viện và tiến tới thay thế bằng các vật dụng làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng.

- Tăng cường công tác truyền thông tại bệnh viện để thay đổi nhận thức, hình thành thói quen cho nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần, giúp hạn chế việc phát sinh chất thải nhựa như: Treo băng zon, khẩu hiệu, pa nô, áp phích; dán thông tin tại bảng truyền thông, nói chuyện sức khỏe tại buổi sinh hoạt của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ở các khoa phòng với nội dung về tác hại của chất thải nhựa đến sức khỏe và môi trường,...

- Phát động phong trào thi đua và vận động mỗi công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thực hiện giảm thiểu, tiến tới không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy; thực hiện nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu chất thải nhựa trong hoạt động của bệnh viện./.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây